image banner
Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ trên địa bàn xã Bản Cái

         Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ trên địa bàn xã Bản Cái, đổi mới phương thức điều hành của chính quyền; xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả; quản lý biên chế theo vị trí việc làm. Chú trọng xây dựng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo cân đối tỷ lệ người địa phương, cán bộ nữ. Tăng cường đăng ký đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cho cán bộ, công chức. Đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đẩy mạnh cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành trong hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan, đơn vị bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ. UBND xã Bản Cái triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm 06 nội dung:

         1. Cải cách thể chế

         1.1. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi. Ban hành văn bản QPPL để quy định những vấn đề được luật, Nghị quyết của Quốc Hội giao kịp thời. Đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức tham mưu trong quá trình xây dựng thể chế; công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn, lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân phải được quan tâm, coi trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các thể chế ban hành.

         1.2. Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

         1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của cấp trên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành của địa phương. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

         1.4. Theo dõi thi hành pháp luật. Ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật một cách kịp thời. Đạt 100% mức độ thực hiện kế hoạch.

         1.5. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. 100% vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.

         1.6. Kiểm tra rà sóa văn bản QPPL. Ban hành kế hoạch thực hiện đảm bảo thời gian và nội dung theo quy định, hướng dẫn của cấp trên. Xử lý VNQPPL sau kiểm tra, rà soát, 100% văn bản QPPL được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.

         2. Cải cách thủ tục hành chính

         2.1. Rà soát, đề nghị đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Rà soát, thống kê và đề nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước. 

         2.2. Đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình giải quyết TTHC; số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.
          2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã. Tăng cường triển khai thực hiện đổi mới việc thực hiện cơ chế một, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các đơn vị theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
          2.4. Tiếp tục triển khai thực hiện Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC theo Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
          2.5. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước và tăng tính liên thông trong giải quyết TTHC. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân.
          2.6. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
          2.7. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với quy định hành chính.
          3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
          3.1. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan.
          3.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 27/9/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 06/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 và Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị”.
          3.3. Đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiểu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dựng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.
          4. Cải cách chế độ công vụ
          4.1. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thường xuyên, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển chung đất nước và của Tỉnh và của huyện, của xã; 100% cán bộ, công chức được bố trí theo đúng đề án vị trí việc làm.
          4.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ.
          4.3. Thực hiện quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; găn với Quy định số 124-QĐ/TW ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
          4.4. Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách.
          5. Cải cách tài chính công
          5.1. Thực hiện tốt các chính sách thuế, phí, lệ phí; Quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế, tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước.
          5.2. Đẩy mạnh tự chủ tài chính. Thực hiện hiệu quả cơ chế phân bổ ngân sách cho các tổ chức, các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức sử dụng ngân sách theo hướng gắn với việc kiểm soát chất lượng đầu ra của nhiệm vụ.
          5.3. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
          5.4. Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước về công khai ngân sách nhà nước.
          6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
          6.1. Cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân trên địa bàn xã (theo kế hoạch của huyện).
          6.2. Ứng dụng các dịch vụ trên hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng.
          6.3. Ứng dụng dùng chung dành cho cán bộ, công chức từng bước hình thành nền tảng quản trị công việc tổng thể, đăng nhập một lần, cá thể hoá người dùng, kiên thông, đồng bộ các chức năng về thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp không giấy tờ, đôn đốc, nhắc nhở, chia sẻ dữ liệu và các chức năng khác hỗ trợ công vụ.
          6.4. Đảm bảo an toàn thông tin đến hệ thống mạng và máy tính cá nhân của công chức; Tổ chức tuần lễ chuyển đổi số hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn xã.
          6.5. Ứng dụng hệ thống báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của huyện, xã đáp ứng yêu cầu được thực hiện trực tuyến.
          6.6. Phối hợp phát triển kênh giao tiếp số hợp nhất giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp: App zalo mini Lào Cai số (Kênh giao tiếp số hợp nhất là "điểm chạm" để người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nhiều thông tin, dịch vụ số do chính quyền cung cấp, đồng thời giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp).

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập